Cách tính diện tích xây dựng nhà ở dân dụng
Hiện nay, khi tiến hành dự toán chi phí cho nhà ở tương lai, không ít người nhầm lẫn hai khái niệm diện tích sàn và diện tích xây dựng là như nhau. Họ tưởng xây một ngôi nhà 3 x 12 thì diện tích xây dựng chỉ là 36m2, dẫn đến chênh lệch giá dự kiến và giá thật khiến gia chủ nhiều phen hoảng hồn vì thất thoát tài chính.
Trong thực tế, cách tính diện tích trong lĩnh vực xây dựng và cách tính diện tích sàn là hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng Xây dựng AH tìm hiểu cách tính mét vuông xây nhà ở một cách chi tiết và dễ hiểu nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Diện tích xây dựng là gì?
Diện tích xây dựng là diện tích có hao chi phí để xây dựng. Phần diện tích này sẽ bao gồm những diện tích có thể hiện trong giấy phép trong giấy phép xây dựng và những phần không thể hiện giấy phép xây dựng, nhưng khi xây đến đó thì có chi phí.
Diện tích sàn là diện tích tính từ phần phạm vi mép ngoài của các tường bao quanh đến hết phạm vi thuộc tầng đó (kể cả hành lang, ban công,…). Chẳng hạn đối với nhà có chiều ngang 3 mét, chiều dọc 12 mét thì diện tích sàn = 3 x 12 = 36. Đây là hai khái niệm khác nhau nhưng hay bị nhiều người nhầm lẫn vì không nắm vững cách tính m2 xây dựng.
Tổng diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (móng nhà, mái nhà, tầng hầm, lô gia,…)
Từ số liệu này, nhà thầu có thể tính được các chi phí khác như chi phí thiết kế nhà, giá xây nhà thô và giá xây nhà trọn gói. Số liệu chiều dài, chiều rộng của khu vực sẽ được nhà thầu lấy từ Bản vẽ xin phép xây dựng hoặc sổ hồng, tùy nhu cầu gia chủ.
Giá xây nhà = Đơn giá xây nhà (giá m2) x Tổng diện tích xây dựng
Thông thường, các cơ quan cấp phép xây dựng chỉ tính diện tích sàn sử dụng chứ không tính những phần thừa khác như sân thượng, giếng trời, ban công. Phần này lại nằm trong diện tích xây dựng nên nếu bạn không lưu ý thì sẽ nhầm lẫn, gây phát sinh kinh phí nhiều so với dự kiến.
Cách tính diện tích xây dựng chi tiết, dễ hiểu
Phần gia cố nền đất yếu
Gia cố nền móng công trình: Tùy theo điều kiện đất nền mà bên thi công sẽ sử dụng loại hình gia cố khác nhau (sử dụng cừ tràm, cọc ép, cọc khoan nhồi, gỗ, cốt thép,…). Nếu không cần gia cố thì sẽ sử dụng móng băng. Phần này sẽ được báo giá sau khi đo đạc xong.
Gia cố bằng phương pháp đổ bê tông cốt thép sẽ dính 20% diện tích.
Phần móng nhà
Móng đơn: Tính 15-20% diện tích sàn
Móng cọc: Tính 30-50% diện tích sàn tùy vào tổng diện tích sàn trệt và số tầng.
- Công trình có tổng diện tích sàn trệt ≤ 30m2 : Tính 40-50% diện tích.
- Công trình có diện tích sàn trệt > 30m2:
- Nhà cao > 4 tầng: Tính 50% diện tích sàn.
- Nhà cao ≤ 4 tầng: Tính 35% diện tích sàn.
Móng băng tính 50-75% diện tích.
Móng bè tính 100% diện tích.
Phần tầng hầm (nếu có)
Tính từ 135-180% tùy vào độ sâu và đặc thù của hầm.
- Độ sâu < 1.8 mét: Tính 135-170% diện tích.
- Độ sâu 1.8-2.5 mét: Tính 200% diện tích.
- Độ sâu 2.5-3.0 mét: Tính 230% diện tích.
- Độ sâu > 3.0 mét: Tính theo đặc thù riêng.
Phần nhà
- Diện tích có mái che: Tính 100% diện tích.
- Diện tích không mái che nhưng lát gạch nền: Tính 70% diện tích.
- Diện tích lô gia: Tính 100% diện tích.
Phần ban công
- Ban công có mái che: Tính 70% diện tích.
- Ban công không có mái che: Tính 50% diện tích.
Phần mái
- Mái bê tông cốt thép, không lát gạch: Tính 50% diện tích.
- Mái bê tông cốt thép, có lát gạch: Tính 60% diện tích.
- Mái ngói vì kèo sắt: Tính 70% diện tích.
- Mái bê tông dán ngói: Tính 100% diện tích.
- Mái tôn: Tính 30% diện tích.
Phần sân
- Sân < 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền: Tính 100% diện tích.
- Sân < 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền: Tính 70% diện tích.
- Sân > 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền: Tính 50% diện tích.
Ô trống (thông tầng) trong nhà:
- Có diện tích dưới 5m2: Tính 100% diện tích.
- Có diện tích trên 5m2 tính 70% diện tích.
- Có diện tích lớn hơn 15m2 tính 50% diện tích.
Ví dụ: Bạn muốn xây một ngôi nhà 1 trệt 2 lầu, trên nền đất chiều ngang 3 mét, chiều dọc 12 mét. Vậy cách tính diện tích xây dựng của bạn như sau:
- Móng băng: 3 x 12 x 50% = 18m2
- Trệt: 3 x 12 x 100% = 36m2
- Lầu 1: 3 x 12 x 100% = 36m2
- Lầu 2: 3 x 12 x 100% = 36m2
- Mái tôn: 3 x 12 x 30% = 10.8m2
- Sân: 15m2
Vậy tổng diện tích xây dựng là: 151.8m2
Sau đó, bạn đem tổng này nhân với đơn giá trọn gói để ra giá xây cuối cùng.
Các yếu tố ảnh hưởng cách tính giá xây dựng nhà ở
Diện tích xây dựng nhà ở không chỉ bao gồm các yếu tố trên, mà còn có thể phát sinh thêm chi phí tùy nhu cầu của gia chủ như số tầng, mật độ tường và nhà vệ sinh dày đặc (nhà trọ, khách sạn,…), số mặt tiền hoặc có trang bị thang máy. Đối với mỗi yếu tố phát sinh sẽ cộng thêm 5%-10% vào tổng diện tích xây dựng.
Chẳng hạn, đối với những nhà có thang máy gia đình, sau khi tính xong tổng diện tích xây dựng sẽ cộng thêm 5% diện tích đó. Ví dụ, tổng diện tích xây dựng là 200m2 thì diện tích sau cùng = 200m2 + (5% x 200m2) = 200.05m2.
Việc tính diện tích m2 xây dựng của nhà rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn dự toán chi phí cho ngôi nhà trong thời gian của mình. Ngoài ra, còn tùy vào loại vật tư sử dụng mà đơn giá xây dựng sẽ khác nhau. Vật tư trung bình có giá từ 4.700.000 đồng – 5.000.000 đồng/m2, còn vật tư ở mức khá có giá từ 5.000.000 – 5.700.000 đồng.
Nếu bạn có nhu cầu tính xây nhà ở trong thời gian tới đây thì có thể liên hệ ngay với Xây dựng AH để được phục vụ tốt nhất. Chúng tôi cũng miễn phí nhiều dịch vụ như xin phép xây dựng, lập bản vẽ, tư vấn làm sổ đất, hoàn công,… khi ký hợp đồng xây dựng để tạo nên căn nhà hoàn hảo dành riêng cho bạn và những người yêu thương.
The post Cách tính diện tích xây dựng nhà ở dân dụng appeared first on XÂY DỰNG AH - Chuyên đo đạc, thiết kế và xây dựng tại TP.HCM.
#xâydựngah #côngtyxâydựngah #đođạcquận9 #xâydựngquận9
Nhận xét
Đăng nhận xét