Chi tiết 10 bước quy trình giám sát thi công xây dựng
Giám sát thi công là vị trí công việc đảm bảo chất lượng và tiến độ đúng theo dự định ban đầu. Mỗi một bước đều giữ chức năng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ dự án xây dựng. Hãy cùng Xây dựng AH tìm hiểu về quy trình giám sát này và những điều cần lưu ý qua bài viết sau nhé.
Thẩm quyền giám sát thi công
Không phải ai cũng đủ điều kiện và có quyền giám sát thi công cho công trình xây dựng. Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ quá trình. Vậy người giám sát thi công sẽ làm gì và ai là người có quyền giám sát thi công?
Người giữ vị trí giám sát công trình là người chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát chất lượng và khối lượng công trình thi công theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời, họ cũng phải đảm bảo việc xây dựng đúng tiến độ và các vấn đề về an toàn lao động.
Những người có thẩm quyền bao gồm
Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình
Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công xây dựng công trình.
Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu:
- Tổng thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực được tổng thầu thuê giám sát (với điều kiện tổng thầu có quyền thực hiện giám sát).
- Chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình với điều kiện có sự thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.
Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:
- Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình
- Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát
- Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
(Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 120 Luật xây dựng 2014)
Người giám sát có 5 nhiệm vụ chính sau:
- Giám sát chất lượng công trình
- Giám sát tiến độ công trình
- Tư vấn tài chính cho chủ đầu tư, tránh trường hợp các nhà thầu rút ruột công trình
- Giám sát an toàn lao động
- Giám sát môi trường
10 bước thuộc quy trình giám sát chất lượng công trình
Kiểm tra điều kiện khởi công của công trình
Đây là bước đầu tiên và cũng được xem là một trong những bước quan trọng nhất vì người giám sát cần phải đánh giá hồ sơ, thẩm tra dự toán và quy chuẩn về kỹ thuật thì mới có cái nhìn tổng thể về công trình được.
Người giám sát sẽ kiểm tra kỹ về điều kiện khởi công của công trình: có mặt bằng xây dựng, giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế đã được chủ đầu tư xác nhận, vốn được bố trí đủ theo tiến độ xây dựng và các yêu cầu về an toàn lao động.
Điều này nhằm giúp nếu bước đầu có sai sót thì có thể chỉnh sửa và tìm giải pháp kịp thời, đảm bảo tiến độ xây dựng, tránh phát sinh chi phí không đáng có.
Kiểm tra các yêu cầu đối với công trình xây dựng
Giám sát viên cũng cần nắm vững các yêu cầu pháp lý để tránh phát sinh vấn đề như phạt hành chính, đình chỉ hoặc thậm chí là bị ngưng thi công, gây nhiều thiệt hại cho gia chủ.
Chẳng hạn, để thuận tiện cho công tác kiểm tra và đảm bảo an toàn lao động, một công trình phải có đầy đủ thông tin sơ bộ (tên, quy mô, ngày tháng khởi công – hoàn thành), rào ngăn, trạm gác và biển báo bên ngoài.
Kiểm tra chất lượng vật tư sử dụng
Trước khi công trình được khởi công, người giám sát có nhiệm vụ kiểm tra vật tư xây dựng có đúng với yêu cầu hay không, có sai sót gì không để có thể kịp thời điều chỉnh. Nếu phát hiện bất kỳ khiếm khuyết hoặc nghi ngờ nào thì vật tư phải được đổi mới hoàn toàn để đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình tối đa.
Xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch giám sát thi công
Căn cứ vào các hồ sơ thiết kế, quy định kỹ thuật và tiến độ thi công cần thực hiện, giám sát viên sẽ lập một kế hoạch giám sát thi công chi tiết để đảm bảo chất lượng cho công trình.
Đánh giá các hồ sơ thiết kế thi công
Tiếp đến, người giám sát cần kiểm tra, rà soát lại tất cả các hồ sơ thiết kế thi công và quy chuẩn kỹ thuật trong từng hạng mục để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Giám sát xây dựng theo từng hạng mục
Trong bước này, kỹ sư giám sát sẽ giám sát từng hạng mục xây dựng cụ thể, xem xét tình hình, số liệu thực tế và đối chiếu với yêu cầu để kịp thời phát hiện sai sót và chỉnh sửa.
Đảm bảo thi công đúng tiến độ dự kiến
Liên tục khuyến khích và đốc thúc nhân công để bám sát thời gian thi công đặt ra ban đầu. Ngoài ra, kỹ sư cũng nghiên cứu và tìm ra các giải pháp giúp rút ngắn tiến độ hoàn thành mà không làm tăng thêm nhiều chi phí.
Quản lý giá thành trong lĩnh vực xây dựng
Giám sát viên phải theo sát và nắm chắc giá thành về vật tư để tính toán, báo cáo mức chênh lệch giá giữa thời điểm dự toán và thời điểm thi công. Điều này giúp gia chủ có thể điều chỉnh và cân đối dự toán chi phí cho công trình.
Lập báo cáo định kỳ
Cần thường xuyên làm báo cáo theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về sai sót, điểm hạn chế trong quá trình thi công và tiến độ hiện tại. Bảng báo cáo này giúp đưa ra giải pháp kịp thời cho những điểm cần điều chỉnh, đồng thời thông báo tình hình cho gia chủ.
Thẩm định từng hạng mục và tổng thể công trình
Cuối cùng, người kỹ sư giám sát sẽ nghiệm thu chất lượng các hạng mục và tổng thể dự án xây dựng để đảm bảo hoàn toàn không có sai sót trước khi hoàn công.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về 10 bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng. Ngoài ra, nếu bạn đang có dự định tìm đơn vị nhà thầu có giám sát công trình uy tín thì đừng chần chừ nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế – xây dựng, Xây dựng AH cam kết sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất với đội ngũ nhân lực tận tâm, trách nhiệm và có chứng chỉ hành nghề.
Công ty TNHH Đo đạc – Thiết kế – Xây dựng AH với phương châm “Đồng hành cùng tổ ấm” có thể giúp bạn hoàn thành mọi nhu cầu từ thủ tục, thiết kế đến thi công nhà ở mà không cần phải đổi nhiều đơn vị khác nhau. Chúng tôi đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng khó tính nhờ sự uy tín và tâm huyết trong từng khâu nhỏ công việc.
The post Chi tiết 10 bước quy trình giám sát thi công xây dựng appeared first on XÂY DỰNG AH - Chuyên đo đạc, thiết kế và xây dựng tại TP.HCM.
#xâydựngah #côngtyxâydựngah #đođạcquận9 #xâydựngquận9
Nhận xét
Đăng nhận xét